Framework là gì? Các framework được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Việc hiểu Framework là gì là một điều quan trọng và cần thiết đối với các bạn làm công việc liên quan đến công nghệ phần mềm. Bởi đây là một trong những công cụ giúp người dùng có thể phát triển năng lực làm việc nhanh chóng hơn. Vậy các Framework được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu nhé!
Xem thêm về thiết kế web
Framework là gì?
Là những đoạn code đã được viết trước và có thể cấu thành một bộ khung, cũng như các thư viện lập trình được đóng gói sẵn. Framework có khả năng cung cấp nhiều tính năng có sẵn thuộc các dạng như: API, mô hình và một số yếu tố khác nhằm tối giản quá trình phát triển các ứng dụng website một cách phong phú và năng động hơn.
Các Framework này có vai trò tương tự như bộ khung được làm sẵn nền móng cơ bản. Chính vì thế người dùng chỉ cần tập trung nhiều hơn trong việc xây dựng phần sườn nội thất bên trong theo mong muốn là được.
Framework thường cung cấp cho các bạn Developer mọi chức năng cơ bản nhất về phần mềm. Tại đó bạn sẽ được trợ giúp quá trình xây dựng và phát triển trang web hoặc ứng dụng web.
Khi đã hiểu Framework, lúc này các lập trình viên sẽ không cần phải đau đầu trong việc suy nghĩ về các thiết kế trước khi sử dụng. Điều này giúp bạn tiết kiệm được một phần công sức và thời gian trong thực tế.
Phân loại Framework phổ biến nhất hiện nay
Ngoài biết được Framework là gì các bạn còn cần phân loại được những Framework cơ bản. Hiện tại có khá nhiều Framework cho front end, backend, ứng dụng điện thoại,… Trong đó phổ biến nhất có lẽ là Framework cho trang web và Framework cho điện thoại.
- Framework cho trang web: là những Framework phần mềm được dùng để bố trí hợp lý các ứng dụng web và phát triển website cũng như các tài nguyên web và các dịch vụ web. Trong đó ứng dụng Framework cho trang web phổ biến nhất là kiến trúc Model-View-Controller (MVC). Ngoài ra để lập trình một trang web bạn cần sử dụng tới 3 ngôn ngữ thành phần là CSS, HTML và Javascript. Tiếp đến bạn mới kết hợp với một ngôn ngữ kịch bản máy chủ khác như JAVA, ASP.NET hay PHP,… Trong đó tương ứng với mỗi thành phần này sẽ có các Framework khác nhau.
- Framework cho điện thoại: là bạn có thể viết code một lần và có thể cho chạy trên hệ điều hành iOS và Android. Đây cũng chính là điểm mạnh của nó để giúp bạn làm giảm thời gian phát triển sản phẩm so với native code như trước đây. Hiện tại các Framework cho điện thoại đa số dùng Javascript để làm ngôn ngữ phát triển nổi bật. Ví dụ như là React Native của Facebook, Xamarin của Microsoft dùng C# hay Flutter dùng ngôn ngữ Dart của Google.
Xem thêm thiết kế theme wordpress
Các Framework được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Struts
Đây là một Framework Java có cách thức hoạt động dựa vào mô hình Model-View-Controller (MVC). Vậy ưu điểm của Struts Framework là gì?
Đó là giúp bạn tạo những ứng dụng java web đẹp mắt và được xem là mã nguồn mở FREE. Đồng thời Struts còn có khả năng hỗ trợ quá trình code cho các dev nhanh chóng hơn. Ngoài ra Struts còn kiểm tra code mới dễ dàng và hỗ trợ tiến hành kiểm tra lỗi code.
Tuy nhiên Struts có một vài nhược điểm mà bạn cần biết như sau:
- Thường tồn tại nhiều quy tắc cho nên bạn nhất thiết phải tuân theo những quy tắc ấy.
- Thường phức tạp với những bạn mới làm quen sử dụng lần đầu.
- Kém linh hoạt và tính năng tùy biến không cao như các Framework khác.
React Native
React Native là một Framework cho phép các lập trình viên phát triển ứng dụng mobile trên đa nền tảng với sự hỗ trợ của Javascript. Chỉ cần React Native bạn có thể sử dụng một bộ mã duy nhất trên nền tảng iOS và Android.
Về ưu điểm, React Native có hiệu quả rất tốt về mặt thời gian khi mà bạn muốn nhanh chóng. Nếu xét về hiệu năng thì React Native tương đối ổn định và có cộng đồng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời React Native thích hợp với nhóm phát triển nhỏ và muốn tiết kiệm tiền. Ngoài ra React Native còn có ưu điểm lớn là có thể xây dựng cho nhiều hệ điều hành với native code ít nhất. Đặc biệt React Native mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn hybrid app.
Về nhược điểm, React Native lại đòi hỏi sử dụng native code và cần quản lý bộ nhớ. Hiệu năng của React Native cũng sẽ thấp hơn với những ứng dụng thuần native code. Đồng thời React Native có sự bảo mật không cao do dựa trên JS và khả năng tùy biến cũng không thực sự tốt với một vài module.
Laravel
Laravel là một Framework trang web dựa trên PHP với cú pháp mạch lạc và rõ ràng. Ưu điểm nổi bật của Laravel chính là mã nguồn mở và sử dụng các tính năng PHP mới nhất. Ngoài ra Laravel còn tuân theo mẫu thiết kế mô hình 3 lớp là Model-View-Controller (MVC) vô cùng dễ hiểu. Đồng thời tất cả các phiên bản của Laravel đều được phát hành cùng với tài liệu phù hợp. Laravel là công cụ tích hợp cho dòng lệnh Artisan và hỗ trợ các cache backend như Redis out-of-the-box, Memcached.
Xem thêm thiết kế web trọn gói giá rẻ
Ruby on Rails
Ruby on Rails là Framework khá mạnh mẽ và đầy thú vị vì được phát triển trên ngôn ngữ lập trình nổi tiếng Ruby. Đây là phần mềm mã nguồn mở miễn phí và được phát triển bởi David Heinemeier Hansson.
Sử dụng Ruby on Rails bạn có thể phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau mà không chỉ tạo website. Vì thế Ruby on Rails chỉ giới hạn trong việc xây dựng và phát triển những ứng dụng trang web.
Vậy ưu điểm của Ruby on Rails Framework là gì?
- Ngôn ngữ của Ruby on Rails khá dễ học và đây là một Framework hoàn chỉnh.
- Các định nghĩa hàm của nó rất thông minh và sâu sắc vì bằng các convention.
- Ruby on Rails dùng ít code hơn những loại Framework khác và tốc độ tạo ra Prototype lại nhanh chóng.
- Chi phí bảo trì của Ruby on Rails khá thấp so với các loại framework hiện đại của PHP, Python,…
Bootstrap
Bootstrap là một Framework bao gồm CSS template, HTML template và JavaScript template. Vì thế nó được dùng để phát triển các trang web chuẩn Responsive.
Về ưu điểm, Bootstrap có vai trò như bộ khung nền giúp bạn phát triển website nhanh hơn. Đồng thời Bootstrap còn giúp bạn dễ dàng truy cập và thiết kế trang web theo ý muốn bởi thư viện thành tố vô cùng đa dạng. Bạn có thể tùy ý vào mã nguồn để chỉnh sửa hoặc thay đổi theo mong muốn. Đặc biệt các lập trình viên còn có thể tích hợp nhiều mã nguồn mở như Magento, Joomla, WordPress,…
Với những chia sẻ trên bạn đọc đã có thể hiểu được Framework là gì và biết thêm những loại Framework được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hy vọng các thông tin này sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích để giúp bạn trở thành một lập trình viên giỏi hơn.