Mục lục

Những công việc cần làm của một CEO là gì? 

CEO hay giám đốc điều hành được biết đến là một trong những vị trí quyền lực của một công ty. Đây là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer trong tiếng Anh. CEO có vai trò rất quan trọng trong việc đề ra những chiến lược quan trọng của một công ty. Ngoài ra, CEO thường còn là đại diện pháp lý của một công ty trên thị trường. Vậy, những công việc chi tiết của một CEO là gì? Hãy cùng tham khảo những giải đáp ngay sau đây! 

Xem thêm dịch vụ thiết kế web

CEO là gì? 

CEO là một trong những chức danh quan trọng trong ban điều hành của một công ty. Đây là một trong những 7 vị trí quan trọng nhất của một công ty bao gồm COO, CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO. CEO bắt nguồn từ cụm tiếng Anh Chief Executive Officer dịch sát nghĩa là Giám đốc điều hành công ty. CEO có thể là tổng giám đốc điều hành toàn bộ công ty hoặc phụ trách điều hành một mảng nào đó trong công ty.

Nhìn chung, đây là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một đơn vị kinh doanh. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quyền lực CEO cũng khác nhau. Ở một số công ty, CEO hoạt động dưới sự giám sát của hội đồng quản trị và hội đồng quản trị công ty. Ở các công ty khác, CEO có thể nằm trong hội đồng quản trị hoặc là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Vậy, vai trò của một CEO là gì

CEO là gì? 

Vai trò của một CEO là gì? 

CEO là gì không khó để hình dung nhưng chắc chắn vai trò của CEO sẽ khiến bạn choáng ngợp. Là một người lãnh đạo chính thức, CEO chịu trách nhiệm dẫn đạo tổ chức. Mọi sự thành bại của tổ phụ thuộc rất nhiều vào những chiến lược vạch của CEO. Trở thành một CEO đã khó, thế nhưng đảm nhận tốt được các vai trò của CEO càng khó hơn. 

Mặc dù trách nhiệm chính của CEO thường giống nhau từ tổ chức này sang tổ chức khác. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính xác của CEO còn phụ thuộc vào từng đơn vị chủ quản. Vai trò của một CEO tại một công ty Startup hay một doanh nghiệp gia đình nhỏ thường nhiều và chi tiết hơn CEO của một công ty lớn.

Các nhiệm vụ chính của một CEO là gì? 

Một trong những nhiệm vụ chính của CEO đó là ngoại giao, phát triển và định hướng các chiến lược. Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận công ty. Một cách cụ thể, vai trò này bao gồm: 

  • Chủ trương và định hướng đúng đắn các chính sách theo tầm nhìn và sứ mệnh công ty. 
  • Xác định chính sách cho tổ chức về ngân sách, đầu tư, thị trường, sản phẩm… 
  • Thực hiện các chính sách quan hệ đối ngoại quan trọng của tổ chức.  
  • Đề ra và đảm bảo thực hiện được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty. 
  • Triển khai các kế hoạch được phê duyệt bởi hội đồng quản trị công ty. 
  • Phê duyệt và đưa ra các quyết định đối với những vấn đề cực kỳ quan trọng của công ty. 
  • Đại diện công ty tham gia ký kết và phát huy hiệu lực cho các hợp đồng của công ty. 
  • Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các quyết định liên quan đến ngân sách và  chi phí công ty. 
  • Chịu trách nhiệm cho các tình hình và hoạt động kinh doanh của công ty trước hội đồng quản trị, cổ đông và nhà đầu tư. 

Một trong những vị CEO nổi tiếng trên thế giới đã đưa công ty của mình lên tầm cao mới. Có thể kể đến đó là Bill Gates – CEO của Microsoft, Mark Zuckerberg – CEO của Facebook, Jack Ma – CEO của Alibaba, Elon Musk – CEO của Tesla, SpaceX và Neuralink, Tim Cook – CEO của Apple… 

Những vị CEO nổi tiếng toàn cầu

Xem thêm thiết kế web wordpress

Các nhiệm vụ thứ yếu của một CEO là gì? 

Bên cạnh những trách nhiệm chủ choots CEO còn phụ trách những nhiệm vụ thứ yếu khác. Các nhiệm vụ này liên quan đến khả năng lãnh đạo và đối ứng với các vấn đề ngoài kinh doanh của công ty. Các nhiệm vụ này cũng nhằm tạo ra và gia tăng giá trị của công ty. 

  • Đảm bảo hạn chế rủi ro và tuân thủ luật pháp và quy định. 
  • Thực hiện các chính sách giải quyết khủng hoảng công ty. 
  • Giám sát các chiến lược xây dựng hình ảnh và giá trị công ty. 
  • Đảm bảo cải thiện và duy trì văn hóa riêng biệt của công ty. 
  • Tổ chức cơ cấu và thiết lập bộ máy quản lý của công ty ngày càng hiệu quả. 
  • Đánh giá và hiệu chỉnh các hiệu quả của các bộ phận.
  • Bổ nhiệm những chức vụ trong quyền hạn. 

CEO chắc chắn là một hình tượng thành đạt mà nhiều người vẫn ngưỡng mộ và phấn đấu. Mức lương mà một CEO được trả luôn lọt top những ngành nghề cao nhất trong xã hội hiện nay. Thế nhưng, làm thế nào để trở thành một CEO? Thật không dễ dàng phải không nào? 

Xem thêm về giá thiết kế website

Những điều kiện để bạn trở thành một CEO là gì? 

Tất cả những gì bạn tích lũy công với những kiến thức nền chuyên sâu là điều bạn cần có. Cụ thể, một CEO cần có:  

– Kiến thức đa lĩnh vực: Kiến thức đa lĩnh vực đem đến cho một CEO những cái nhìn đa chiều. Những kiến thức này phải có chiều sâu và hình thành từ những kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc. Kiến thức này cần có sự liên kết từ chính trị, văn hóa, tài chính, marketing… 

– Nền tảng về khoa học quản trị: Để trở thành một nhà lãnh đạo, CEO cũng cần có những nền tảng khoa học quản trị. Khoa học quản trị liên đới rất nhiều mảng nhiệm vụ như quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị nhân sự, quản trị rủi ro, quản trị chuỗi cung ứng… Tất cả nhằm tạo nên một khả năng có thể duy trì ổn định tổ chức. Những nhà quản trị tay ngang, thường sẽ gặp rất nhiều vấn đề đối với các hoạt động quản trị chuyên sâu.  

– Kinh nghiệm, kĩ năng:  CEO tất nhiên phải là những người có kinh nghiệm cực kỳ sâu sắc. Kinh nghiệm về cả lĩnh vực chuyên môn lẫn hoạt động quản trị. Về kỹ năng, một CEO cần phải có gần như toàn bộ các kỹ năng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Đó là một loạt các kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, ra quyết định, chịu đựng áp lực… 

– Tố chất bẩm sinh: Cuối cùng là một yếu tố khá trừu tượng. Tuy nhiên, yếu tố này cũng rất đúng. Có những người sinh ra đã có tố chất lãnh đạo. Họ thường có những đặc điểm tạo nên sự quyền uy và ảnh hưởng của mình. Họ cũng là những người rất kiên trì và bền bỉ.

Làm sao để trở thành một CEO? 

Và trên đây là những giải đáp cực kỳ chi tiết về thắc mắc CEO là gì. Hy vọng, qua những thông tin này, các bạn đã có thể hình dung được những công việc mà một CEO cần làm. Tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Tìm hiểu thêm về nhận thiết kế website giá rẻ

Nhận Xét Của Khách Hàng